Y HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

Y HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

                                        

BẠCH HẦU

- Chứng: Lúc đầu hơi nóng, rét, cơ thể đau nhức, tinh thần mệt mỏi, trong họng sưng đau (cũng có khi không đau), sau đó hai bên đầu họng xuất hiện những điểm trắng (cũng có khi sau 2- 3 ngày mới thấy) hoặc nổi lên thành miếng, sắc xám bẩn, dần dần lây lan đến những chỗ trong và ngoài cửa họng.

Nếu chỗ bị thối nát mà lan rộng ra, kèm chứng nghẹt mũi, khan tiếng, đờm ủng, khí suyễn, đờm kḥ khè, ăn uống th́ sặc, mặt trắng, môi xanh, đó là những dấu hiệu xấu. Bạch hầu có thể gây chết v́ nghẹt thở.

- Nguyên nhân: Do cảm khí táo, nhiệt và nhiễm dịch độc lưu hành gây nên.

- Điều trị: Sơ giải dịch độc, dưỡng âm, thanh nhiệt.

. Giai đoạn đầu, có kèm biểu chứng, nên dùng phép Tân lương sơ giải. Có thể dùng bài

Trừ Ôn Hóa Độc Thang

(Bạc hà, Cát căn, Trúc diệp, Ngân hoa để sơ phong, giải độc; Bối mấu, Sinh địa, Tỳ bà diệp để dưỡng âm, thanh nhiệt, lợi yết; Mộc thông, Cam thảo lợi thấp, giải độc).

Hoặc Thần Tiên Hoạt Mệnh Thang (48)

(Thạch cao, Chi tử, Long đởm, Hoàng bá, Bản lam căn để thanh nhiệt, tả hỏa; Sinh địa, Huyền sâm, Bạch thược để dưỡng âm, thanh nhiệt; Mă đâu linh, Qua lâu b́ để chỉ hạch, hóa đờm; Cam thảo điều ḥa các vị thuốc).

Khi biểu chứng hết rồi, nên dùng bài Dưỡng Âm Thanh Phế Thang (06) để nuôi dưỡng Phế âm, thanh Phế nhiệt.

Bạch hầu bớt mà nhiệt vẫn chưa thanh, có thể dùng bài Thanh Tâm Địch Phế Thang (43) để thanh hết dư nhiệt.

Nếu Phế âm không phục hồi, nên dùng bài Dưỡng Chính Thang (08), bỏ Thiên hoa phấn, thêm Chích thảo, Sa sâm để dưỡng Phế âm.

Có thể chọn dùng các bài dưới đây:

Dưỡng Âm Thanh Phế Thang (06), Thanh Lương Giải Độc Thang (41), Dưỡng Âm Thanh Phế Thang Gia Vị (07), Thiên Cam Thang (49)

Thuốc thổi: Thần Hiệu Suy Hầu Tán.


Back                Home